Nước tía tô rất có lợi cho sức khỏe bạn đã biết chưa?

Tía tô là loại rau gia vị khá quen thuộc với chúng ta hiện nay. Người ta không chỉ dùng để ăn sống, mà còn dùng để nấu nước uống. Vậy nước tía tô có công dụng gì, cách nấu ra sao? Những thắc mắc này của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể qua thông tin chia sẻ dưới đây. 

Nước tía tô ẩn chứa những công dụng gì?

Ở xứ Phù Tang, người ta ví tía tô là loại “lá hồi sinh”. Do nước lá tía tô mang đến chúng ta nhiều công dụng tuyệt vời để chữa bệnh. Nước tía tô có màu đỏ hệt như rượu vang. Cùng tìm hiểu những công dụng đặc biệt của thức uống này sau đây: 

Ngăn ngừa lão hóa và làm trắng da

Sử dụng nước lá tía tô để làm trắng da được phụ nữ Nhật Bản rất ưa chuộng. Các khoáng chất chống oxy hóa và vitamin A, C trong lá tía tô giúp làn da trắng sáng đều màu hơn, loại bỏ tế bào chết. Lá tía tô sau khi mua về, bạn đem rửa sạch rồi phơi khô, dùng pha nước giống trà thưởng thức mỗi ngày. Khi uống, bạn nên nhấp từng ngụm nhỏ để dưỡng chất ngấm vào da. 

Nước tía tô giúp hạ sốt

Trong Đông Y, lá tía tô có công dụng chữa cảm mạo, đào thải chất độc rất tốt. Loại lá này nhiều tinh dầu tốt cho sức khỏe, hỗ trợ hạ sốt, giảm đau nhức, ho khan… Khi sốt, bạn nên xông lá tía tô cùng hương nhu, sả. Trùm mền kín tầm 10 – 15 phút để mồ hôi độc thải ra. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng lá tía tô nấu cùng cháo thịt bằm giúp giải cảm khá hiệu quả. 

Nước tía tô có màu đỏ hệt như rượu vang rất bắt mắt
Nước tía tô có màu đỏ hệt như rượu vang rất bắt mắt

Giảm mẩn ngứa và mề đay

Nhiều người có cơ địa dị ứng hay bị mẩn ngứa, mề đay. Để trị tận gốc chứng bệnh này không hề đơn giản. Tuy nhiên, bạn có thể uống nước tía tô nhằm giảm tình trạng khó chịu. Đồng thời, bạn sử dụng bã lá tía tô đắp vào vùng bị mẩn ngứa sẽ giảm đáng kể việc ngứa ngáy. 

Nước lá tía tô tốt cho người bệnh gout

Lá tía tô chứa đến bốn loại chất làm giảm enzym xanthin oxidase. Đây chính là nguyên nhân gây acid uric trong máu dẫn đến bệnh Gout. Ngoài việc uống nước lá, khi đau nhức bạn có thể giã nhuyễn lá ra để băng vào khớp cố định. Bạn đắp tầm 15 – 20 phút rồi đi rửa sạch lại với nước ấm. Trước khi ngủ, bạn cũng có thể pha lá tía tô cùng nước ấm, ngâm chân nhằm hạn chế cơn đau ban đêm.

Hỗ trợ trị bệnh dạ dày

Các hoạt chất Tanin và Glucosamin trong nước tía tô có công dụng chống viêm nhiễm khá hiệu quả. Đồng thời, hỗ trợ làm lành một số tổn thương trong dạ dày. Nếu xuất hiện triệu chứng như đau dạ dày, trào ngược dạ dày, bạn nên nhai một vài lá tía tô cùng chút muối hồng. Để triệu chứng đau giảm nhanh hơn, bạn lặp lại khoảng 1 – 2 lần. 

Giảm cân bằng nước tía tô

Không cần dùng tới các loại thuốc đắt tiền, nước lá tía tô vẫn giúp bạn giảm 2 – 3kg. Lượng tinh dầu trong lá có thành phần Alpha linolenic hỗ trợ giảm cholesterol. Bên cạnh đó, chất xơ giúp hoạt động đường ruột tốt hơn, dễ dàng giảm cân. Mỗi ngày bạn nên dùng một cốc nước lá tía tô trước bữa ăn tầm 30 phút. 

Điều trị hen suyễn

Nhờ tính ấm, vị cay cùng nhiều tinh dầu kháng khuẩn nên lá tía tô sẽ giúp người lớn và trẻ em giảm tình trạng hen suyễn. Bạn chỉ cần dùng một nắm lá tía tô và hạt, cho vào nấu trong nước sôi khoảng 10 phút. Sau đó lấy nước cho người bị hen suyễn uống mỗi ngày sẽ thuyên giảm bệnh. 

Nước lá tía tô ẩn chứa nhiều công dụng rất tuyệt với sức khỏe
Nước lá tía tô ẩn chứa nhiều công dụng rất tuyệt với sức khỏe

Cách nấu nước tía tô đơn giản tại nhà 

Lá tía tô thường có mùi hơi nồng và hăng nên một vài người sẽ cảm thấy khó uống. Tuy nhiên, nếu bạn kết hợp khéo léo với các nguyên liệu khác, hương vị cải thiện hơn nhiều. Dưới đây là cách để nấu nước tía tô đơn giản giúp nâng cao sức khỏe, ai cũng có thể làm được:

Chuẩn bị nguyên liệu

Món nước lá tía tô toàn những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm kiếm. Bạn cần có: 

  • 200 gam lá tía tô tươi
  • Muối.
  • 2 lát chanh
  • Đường phèn: 50g.
  • 2,5 lít nước lọc

Mẹo chọn nguyên liệu tươi ngon

Bạn nên mua tất cả những nguyên liệu trên ở địa chỉ đảm bảo, uy tín. Để chọn đúng thực phẩm sạch làm nước tía tô, bạn cần chú ý. 

Đối với lá tía tô: 

  • Chọn những lá tía tô còn tươi mới, bề mặt trơn láng. 
  • Không mua lá tía tô ngả màu vàng, đã bị héo, bị hư thối hoặc bị dập. 
  • Phần lá gần cuống màu tím càng đậm, khi nấu nước càng ngọt và thơm hơn. 
  • Lá tía tô thường có mùi thơm khá đặc trưng. Nếu bạn ngửi thấy mùi lạ, hắc, chứng tỏ lá còn tồn đọng thuốc trừ sâu hoặc hóa chất. 
  • Trên thị trường phổ biến với giống tía tô mặt dưới tím, mặt trên xanh. Bên cạnh đó còn có thêm tía tô tím và xanh của Nhật. Tùy theo nhu cầu để chọn lựa khác nhau. 

Đối với chanh:

  • Bạn chọn trái chanh vỏ ngoài căng, kích thước vừa phải, cầm thấy nặng tay, màu xanh tươi sáng. 
  • Dùng tay ấn nhẹ lên phần vỏ ngoài chanh, nếu thấy bắn ra tinh dầu chứng tỏ chanh không bị ngâm hóa chất, còn tươi. 
  • Không mua chanh xuất hiện các đốm vàng nhợt, vỏ ngoài xỉn màu. 
  • Bạn nên mua chanh không bị vón cục hay nấm trên bề mặt, vỏ mỏng. 
Cách nấu nước lá tía tô đơn giản tại nhà ai cũng có thể làm được
Cách nấu nước lá tía tô đơn giản tại nhà ai cũng có thể làm được

Các bước nấu nước tía tô 

Sau khi đã có đầy đủ những nguyên liệu cần thiết, bạn tiến hành đi nấu nước lá tía tô. Các bước làm cụ thể như sau: 

  • Bước 1: Rửa sạch lá tía tô, ngâm cùng nước muối pha loãng trong 10 phút. Sau đó, bạn rửa lại tầm 2 – 3 lần và vớt ra rổ để ráo nước. 
  • Bước 2: Đun sôi 2.5 lít nước lọc, cho lá tía tô, đường phèn vào đun 5 phút thì tắt bếp.
  • Bước 3: Khi nước tía tô nguội, bạn chỉ giữ lại phần nước. Bạn đổ ra cốc, cho thêm hai lát chanh và chút muối là có thể thưởng thức được rồi. 

Những ngày thời tiết nắng nóng, bạn nên bảo nước lá tía tô trong ngăn mát tủ lạnh. Thời gian đun tối đa với thức uống này không quá 15 phút. Như vậy sẽ đảm bảo lượng tinh dầu trong lá không bị bay, làm giảm tác dụng. 

Những lưu ý cần ghi nhớ khi uống nước tía tô 

Nước lá tía tô mang nhiều công dụng tuyệt vời cho sắc đẹp và sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn không được lạm dụng quá mức. Vậy làm thế nào để uống nước tía tô vừa hiệu quả, vừa an toàn? Những lưu ý sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này:

Uống nhiều nước lá tía tô tốt hay không?

Mỗi ngày bạn chỉ nên uống tầm 3 – 4 ly nước lá tía tô. Lưu ý chia nhỏ ra để uống trong ngày, mức độ vừa phải tùy nhu cầu và thể trạng mỗi người. Nếu bạn uống quá nhiều nước tía tô sẽ khiến cơ thể gặp phải một số tác dụng phụ sau: 

  • Uống quá nhiều nước lá tía tô trong thời gian dài dễ làm cơ thể bạn tăng huyết áp, ảnh hưởng xấu tới hệ tim mạch.
  • Tình trạng tăng huyết áp rất nguy hiểm với trẻ nhỏ hoặc bà bầu liên tục uống trong thời gian dài.
  • Xảy ra một vài phản ứng xấu, nhất là những người bị dị ứng các thành phần trong nước lá tía tô.
Nước tía tô mang nhiều công dụng tuyệt vời cho sắc đẹp và sức khỏe
Nước tía tô mang nhiều công dụng tuyệt vời cho sắc đẹp và sức khỏe

Khi nào nên uống nước tía tô?

Để cơ thể hấp thụ trọn nguồn dưỡng chất từ thức uống này, bạn nên thưởng thức trước bữa chính khoảng 15 – 30 phút. Với người đang trong chế độ ăn kiêng, việc uống nước lá tía tô trước bữa ăn sẽ giúp việc nạp thức ăn vào cơ thể giảm đáng kể. 

Mặt khác, nếu bạn không có ý định giảm cân, có thể uống sau bữa ăn tầm 20 phút nhé. Đối với các mẹ bầu, bạn nên nhờ người thân nấu nước tía tô uống khi thấy dấu hiệu chuyển dạ. Điều này sẽ giúp sinh nở thuận lợi hơn nhưng vẫn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ. 

Một vài lưu ý khi dùng nước lá tía tô

Nếu pha dư lượng nước lá tía tô uống trong ngày, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh. Hãy đổ nước vào ly hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy kín. Thời gian bảo quản nước tía tô tối đa tầm 24 giờ đồng hồ. Khi bạn bảo quản càng lâu, một số dưỡng chất chứa trong thức uống này dễ bị mất tác dụng. Thậm chí ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, nước lá tía tô không thích hợp với những người ra nhiều mồ hôi, đang bị cảm nóng. Phụ nữ có thai hoặc trẻ em cần tham khảo kỹ ý kiến từ bác sĩ trước khi muốn sử dụng. 

Đối tượng không nên dùng nước tía tô 

Dù nước lá tía tô mang đến chúng ta nhiều công dụng là vậy nhưng không phải ai cũng phù hợp để dùng mỗi ngày. Trên thực tế có nhiều người càng uống càng bất lợi. Đối với những trường hợp sau đây, tốt nhất không nên uống nước tía tô để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, cơ thể: 

  • Người đang bị cảm nóng: Trong y học cổ truyền, tía tô là loại lá có vị cay tính ấm. Chính vì vậy, khi bạn bị cảm nóng cần hạn chế dùng thức uống từ tía tô. Nếu không cơ thể sẽ thấy rất khó chịu, bức bối. 
  • Người dị ứng với lá tía tô: Một số người bị dị ứng nước tía tô nhưng không biết. Để phát hiện tình trạng này, bạn nên uống lượng nhỏ trước. Sau 24h cơ thể không phản ứng bất thường, bạn mới tăng liều lượng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo mua đúng loại lá tía tô sạch, được trồng hữu cơ. 
  • Phụ nữ mang thai: Cơ thể của các mẹ bầu vốn nóng hơn so với người bình thường. Trong quá trình mang thai nếu bạn uống nước lá tía tô dễ làm tăng huyết áp. Lạm dụng thức uống này còn làm phụ nữ mang thai thấy choáng váng, tiểu tiện đỏ, mệt mỏi, táo bón. 
Đối tượng không nên dùng nước lá tía tô 
Đối tượng không nên dùng nước lá tía tô

Xem thêm:

Kết luận 

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn khi uống nước tía tô. Cách làm nước lá tía tô khá đơn giản, bạn nên tự làm theo công thức chúng tôi chia sẻ để bổ sung thêm một số khoáng chất cho cơ thể. Tuy là thức uống có lợi cho cơ thể nhưng phải dùng đúng lúc đúng chỗ mới phát huy hết công dụng.

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất