Chè trôi nước – Món ăn dân giã truyền thống của người Việt

Chè trôi nước – một trong những món ăn truyền thống, có từ xa xưa. Đặc biệt, người ta thường dâng lên tổ tiên món trôi nước vào dịp tết Hàn Thực để tỏ lòng biết ơn, thành kính. Để có thể hiểu thêm về ý nghĩa, cách làm ra món ăn dân giã truyền thống của người Việt này, bạn đừng bỏ qua một số chia sẻ sau đây. 

Chè trôi nước có nguồn gốc từ đâu?

Trên thực tế, món trôi nước hay gắn liền với tết Hàn Thực. Ngày tết này nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nguồn gốc của chè trôi nước lại không phải vậy. Vào ngày 3/3 âm lịch, người dân Việt vẫn sử dụng lửa nấu ăn như thường nhưng đã sáng tạo ra món bánh đặc biệt dâng lên ông bà tổ tiên. 

Vậy nguồn gốc của bánh trôi nước là ở Việt Nam. Vào dịp lễ này, thành viên trong gia đình đoàn tụ, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa và ban thờ tươm tất, chu đáo, lau chùi đồ thờ cúng và quây quần bên mâm cơm. 

Vậy tại sao Tết Hàn Thực lại ăn chè trôi nước? Do loại chè này tượng trưng cho đồ ăn nguội, có tính hàn. Người ta lựa chọn để gửi gắm tâm đức con cháu đến tổ tiên. Mặt khác, bánh nặn thành hình tròn nhỏ, xếp nhiều và đều nhau tượng trưng hình ảnh mẹ Âu Cơ bọc trăm trứng theo truyền thuyết. 

Nguồn gốc của món bánh trôi nước là ở Việt Nam
Nguồn gốc của món bánh trôi nước là ở Việt Nam

Ý nghĩa đặc biệt ẩn chứa trong món chè trôi nước

Món trôi nước ẩn chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt, gắn liền cùng lịch sử hào hùng dân tộc Việt Nam. Đây là món chè truyền thống, thường sử dụng vào các dịp như cúng kiếng, lễ lạt, nhất là dịp Tết Hàn Thực.

Chè trôi nước tượng trưng sự gắn kết gia đình sum vầy, sự “tròn trịa” tình nghĩa. Viên trôi nước truyền thống có phần vỏ làm từ bột trắng mịn. Với sự khéo léo, người ta đã biến tấu thêm nhiều màu sắc hơn. Nhân chè được bọc với những viên đậu xanh ngọt ngọt, mịn mịn, béo béo. Bên cạnh đó là nước đường ngọt thanh, thêm chút mè rang vàng thơm dịu và gừng cay nồng. 

Toàn bộ các mùi vị này như tượng trưng cho tình cảm nồng ấm keo sơn và ngọt ngào của gia đình. Một chút cay cay pha lẫn ngọt ngào nhưng khi thưởng thức chè trôi nước lại nghe ấm nồng tới tận tấm lòng. 

Món trôi nước làm từ hai nguyên liệu chính đó là đậu xanh và bột gạo. Đây chính là hai sản vật thuộc ngành nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đậu xanh và bột gạo còn là lễ vật để mong cầu một năm mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa. Chính vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy nên hầu như người dân Việt nào cũng yêu thích và chọn chè trôi nước dâng lên ông bà tổ tiên dịp tết Hàn Thực. 

Ý nghĩa đặc biệt ẩn chứa trong món chè trôi nước
Ý nghĩa đặc biệt ẩn chứa trong món chè trôi nước

Hướng dẫn làm món trôi nước tam sắc đẹp mắt và ngon miệng 

Món trôi nước tam sắc sẽ là gợi ý hay giúp bạn đổi gió, tăng độ hấp dẫn hơn so với công thức truyền thống. Từng viên trôi nước dai dẻo, đậu xanh béo bùi, đường ngọt thanh cùng gừng ấm nóng tạo nên món ăn ai cũng thích mê. Cùng bắt tay vào làm món chè trôi nước tam sắc qua hướng dẫn sau: 

Trôi nước sử dụng loại bột gì? 

Trôi nước là món ăn truyền thống, khá quen thuộc nhưng một số người vẫn không rõ loại bột dùng làm trôi nước là gì? Tương tự món bánh chay, viên trôi nước sử dụng bột gạo nếp để tạo thành. Hiện nay có hai loại bột cho bạn chọn lựa là bột tươi và bột khô. 

Bột gạo nếp khô bán sẵn trong nhiều siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa. Còn bột nếp tươi bán phổ biến ở cửa hàng làm bánh hoặc các khu chợ. Loại bột khô sử dụng sẽ tiện hơn, dễ mua nhưng nếu chẳng may bạn pha nước sai tỷ lệ dễ khiến bột bánh nhão. Ngược lại, sử dụng bột tươi đã được nhào sẵn, giúp bạn tiết kiệm thời gian khi chế biến. Một số người cũng dùng thêm bột năng để làm chè trôi nước. 

Nguyên liệu trong món trôi nước tam sắc

Tất nhiên, với sự biến tấu này bạn sẽ phải chuẩn bị nguyên liệu đa dạng hơn so với món trôi nước truyền thống. Cụ thể bạn cần có một số nguyên liệu chính sau: 

  • Bột nếp: 912g.
  • Củ dền: 3 củ.
  • Bí đỏ: 400g
  • Dừa nạo sợi: 50g.
  • Đậu xanh cà vỏ: 200g.
  • Lá dứa: 70g.
  • Nước cốt dừa: 250 ml.
  • Mè rang: 1 ít.
  • Gừng thái sợi: 10g.
  • Đường phèn: 100g.
  • Đậu phộng rang: 1 ít.
  • Đường cát: 170g.
  • Muối: 1 muỗng cà phê.

Mẹo chọn nguyên liệu tươi ngon cho món chè trôi nước

Để món chè chuẩn vị, bổ dưỡng, ngon miệng, khâu chọn lựa nguyên liệu rất quan trọng. Bạn có thể dựa vào một số mẹo dưới đây để mua đúng nguyên liệu tươi ngon cho món trôi nước: 

Thứ nhất, chọn mua đậu xanh bóc vỏ: 

  • Cầm trên tay không để lại lớp bụi phấn và cảm giác chắc tay. 
  • Nên lựa những hạt đậu xanh có màu vàng sáng, còn mới, bóng và căng tròn. Khi ngửi bạn thấy rõ mùi thơm đậu xanh tự nhiên.
  • Không chọn hạt đậu có dấu hiệu mối mọt hay ẩm mốc, màu sắc khác lạ,  ngửi có mùi lạ.

Thứ hai, chọn mua củ dền: 

  • Chọn củ dền không bị mềm, cầm chắc tay và còn lá, vỏ ngoài không bị nhăn. 
  • Không mua củ dền bị chảy nước, bị úng, lớp vỏ không còn nguyên vẹn. Do đây là những củ hư, ăn vào không có lợi đối với sức khỏe. 
  • Ưu tiên chọn củ dền với đáy tròn do mang đến vị ngọt. Còn củ dền đáy phẳng sẽ ít ngọt hơn.

Thứ ba, chọn mua bí đỏ: 

  • Bạn chọn quả bí đỏ chắc tay, nặng, có vỏ trơn nhẵn.
  • Quả bí đỏ ngon thường có màu cam vàng pha xanh đậm. Ruột vàng, độ dẻo và vị ngọt thơm tương đối. 
  • Quả dạng tròn, cắt khía thành từng phần đều nhau khá tự nhiên. 
  • Cuống dài tầm 2 – 5 cm, nhưng quả ngắn cuống dễ bị thối. 
Hướng dẫn làm món trôi nước tam sắc đẹp mắt và ngon miệng 
Hướng dẫn làm món trôi nước tam sắc đẹp mắt và ngon miệng

Các bước nấu chè trôi nước tam sắc chi tiết 

Khi đã có đủ các nguyên liệu cần thiết trong món chè, bạn tiến hành nấu. Thời gian nấu trôi nước cũng hơi mất công và thời gian, bạn nên chọn ngày không quá bận công việc để thực hiện. 

Bước 1: Nấu nước cốt dừa

Bạn cho vào nồi 200ml nước cốt dừa và 12gr bột nếp khuấy đều với lửa nhỏ tới khi bột tan. Tiếp đó, bạn bỏ thêm 1/3 muỗng cà phê muối cùng 70gr đường cát, tiếp tục khuấy đến khi đường tan, bốc hơi nóng là được. 

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Bạn vo sạch khoảng 200gr đậu xanh và ngâm mềm 2 – 3 tiếng trong nước. Củ dền mang đi gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành lát mỏng, bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Bí đỏ bạn đem rửa sạch, bỏ vỏ và cắt khúc nhỏ. Sau đó, bạn đem bí đỏ hấp chín trên xửng tầm 30 phút.

Bước 3: Làm nhân đậu xanh cho chè trôi nước tam sắc

Khi ngâm đậu xanh mềm, bạn bỏ đi phần nước và cho đậu xanh vào xửng hấp chín khoảng 30 – 40 phút. Tiếp theo, cho đậu xanh vào chảo rồi sử dụng dụng cụ tán nhuyễn dầm nhuyễn phần đậu này. Đồng thời, cho thêm vào chảo 50gr dừa nạo sợi, 50ml nước cốt dừa, 100gr đường cát và 1/3 muỗng cà phê muối. Bạn sên trên lửa nhỏ tới lúc nhân kết dính thành khối, dẻo mịn, không còn dính chảo.

Bước 3: Tạo màu tam sắc

Món chè trôi nước tam sắc sẽ gồm có ba màu như sau: 

  • Viên trôi nước màu hồng tím: Bạn cho vào tô khoảng 300gr bột nếp, từ từ đổ thêm 200ml nước củ dền rồi nhào bột thành khối.
  • Viên trôi nước màu vàng: Trộn 300gr bột nếp cùng bí đỏ đã hấp chín. Bạn dùng tay hoặc máy nhào đều bột đến khi thành khối dẻo mịn.
  • Viên trôi nước màu xanh lá: Trộn 300gr bột nếp cùng 200ml nước lá dứa, nhào đều đến khi thành khối dẻo mịn. 

Bước 4: Tạo hình và luộc bánh

Bạn chia phần nhân và vỏ bánh thành nhiều phần với tỷ lệ 30gr nhân : 40gr vỏ bánh rồi vo tròn. Sau đó, dùng tay miết bột vỏ bánh dẹt lại, cho thêm nhân vào giữa và túm kín mép lại, vo tròn. Bạn nấu nồi nước sôi, cho từng viên bột làm chè trôi nước tam sắc vào luộc lửa vừa tới khi vỏ bánh chuyển trong, nổi lên mặt nước là chín. 

Bước 5: Nấu nước đường và bánh trôi

Bắc nồi lên trên bếp, cho khoảng 10gr gừng thái sợi, 1/3 muỗng cà phê muối, 1 lít nước và 100gr đường phèn rồi khuấy tan đường. Bạn bỏ các viên bánh trôi nước vào cùng, nấu thêm khoảng 5 phút, nêm nếm lại vừa ăn rồi tắt bếp.

Bước 6: Thưởng thức chè trôi nước tam sắc

Bạn múc chè ra bát hoặc chén, rưới thêm một ít nước cốt dừa cùng đậu phộng và mè rang là hoàn tất. Món chè trôi nước tam sắc với ba màu vàng, xanh, hồng tím bắt mắt. Viên chè có lớp vỏ mềm mịn, dẻo dai kết hợp cùng nhân đậu xanh ngọt bùi, chút béo ngậy nước cốt dừa vô cùng cuốn hút. 

Món chè trôi nước tam sắc vừa đẹp vừa thơm ngon
Món chè trôi nước tam sắc vừa đẹp vừa thơm ngon

Lưu ý khi nấu món chè trôi nước

Các công đoạn làm trôi nước cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý thêm một vài điều dưới đây để hương vị món ăn thêm thơm ngon hơn: 

  • Chọn hạt đậu nhỏ: Đậu xanh hạt nhỏ sẽ giúp bánh trôi thêm bùi thơm hơn. 
  • Ngâm nở gạo nếp: Để bột bánh ngon, bạn nên ngâm gạo nếp nở rồi xóc cùng chút muối mới đem xay mịn. Đối với những bạn sử dụng loại bột nếp khô có thể bỏ qua lưu ý này. 
  • Vo bột thật kín, tránh để khí lọt vào. Nếu bạn vo bột không kín, khi đun dễ làm bánh trôi bị vỡ tung.
  • Nhào bột đều tay: Trong quá trình nhào bột làm chè trôi nước, bạn vừa đổ nước từ từ vừa nhào để bột không quá nhão. Sau khi nhào xong nên bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, tránh để bột khô. 
  • Luộc bánh lửa nhỏ: Bạn để lửa ở mức trung bình rồi từ từ thả từng viên chè trôi nước vào. Tiếp đó vẫn duy trì mức lửa vừa để giúp bánh chín đều. Lưu ý không nấu lửa quá to, dễ làm bánh bị nát mà nhân lại chưa chín.
  • Vớt bánh trôi sau khi nổi khoảng 30 giây. Khi thấy bánh nổi lên, bạn sử dụng đũa khuấy nước từ từ cho bánh chín đều.
Các công đoạn làm trôi nước cũng không quá phức tạp
Các công đoạn làm trôi nước cũng không quá phức tạp

Kết luận 

Hiện nay, để món chè trôi nước thêm bắt mắt hơn, người ta sử dụng rất nhiều nguyên liệu khác nhau tạo màu cho viên trôi nước. Hy vọng với công thức trôi nước tam sắc ở trên sẽ giúp bạn có được món ăn vừa ngon, vừa thẩm mỹ dâng lên gia tiên.

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất