Chè khoai dẻo – món ăn để lại nhiều vương vấn trong lòng người thưởng thức ngay từ lần đầu trải nghiệm. Hương thơm ngào ngạt từ khoai, dai dai dẻo dẻo kết hợp với mè rang giòn tan, cùng với chút beo béo của nước cốt dừa. Tạo ra một sự hòa quyện không thể chối từ, lôi cuốn người ăn từ miếng này đến miếng khác.
Cách chọn mua khoai lang dẻo ngon xuất sắc
Khoai lang là một loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A, tinh bột và các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của con người. Nếu như sử dụng đúng cách, khoai lang còn giúp cho bạn giảm cân và ngăn ngừa táo bón cực kỳ hiệu quả.
Tuy nhiên, để chọn được khoai lang ngon, ngọt và dẻo thì không phải là một điều dễ dàng. Có rất nhiều loại khoai lang, mỗi loại đều có một hương vị riêng biệt. Dù là loại nào, để có thể chọn được khoai lang ngon thì cần lưu ý đến một vài đặc điểm đặc trưng của nó.
Ưu tiên chọn những củ khoai lang có màu đỏ ngả tím, vất kéo mặt ngoài vỏ. Khi xắt một lát mỏng ở đâu củ khoai, chúng ta sẽ thấy màu vàng nhạt và chảy nhựa.
Một bí kíp nhỏ mà không phải ai cũng biết, đó là khi mua về luộc ăn ngay mà vẫn thấy ngọt, dẻo quánh là nên chọn những củ thuôn dài, không bị rỗ và bóp nhẹ thấy hơi mềm tay. Đây là những củ khoai ngon đã héo, khi luộc ăn rất ngọt và ngon vô cùng.
Lưu ý, khi mua khoai không nên chọn những củ bị rổ màu đen và quá mềm. Đây chắc chắn là những củ khoai đã bị hư hoặc bị khà, càng không nên chọn những củ quá nhỏ và dài, có eo hay hõm sâu vì sẽ có nhiều xơ.
Món chè khoai dẻo với đủ loại toppings hấp dẫn bắt mắt
Món chè khoai dẻo là một món tráng miệng cực kỳ nổi tiếng của Đài Loan, được nhiều thực khách trên thế giới yêu thích, trong đó có Việt Nam. Bởi vì, trong mỗi chén chè có sự xuất hiện của các loại toppings đầy đủ hương vị và màu sắc, vừa ngon, vừa đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Đầu tiên, hai nguyên liệu chính không thể thiếu trong món chè khoai dẻo đó chính là nước cốt dừa và mè trắng. Hai nguyên liệu này, giúp cho chén chè trở nên ngọt ngào hơn, có vị bùi bùi, béo ngậy, kích thích vị giác của thực khách.
Bên cạnh đó, món chè giải nhiệt thơm mát này còn thu hút thực khách, bởi những viên khoai dẻo nhiều màu kết hợp với vô vàn các loại topping như sương sáo, đậu đen, thạch rau câu, đậu đỏ, trân châu, nha đam, bột báng, hạt é, trân châu sợi, các loại hạt,…
Cách làm bột báng, hạt é
Nguyên liệu bột báng và hạt é có cách làm cực kỳ đơn giản, bạn có thể đến các tiệm tạp hóa, chợ,… mua các loại bột bát, hạt é chuyên dụng. Và cho ngâm hai nguyên liệu đó vào nước khoảng từ 15 đến 30 phút cho nở đều
Riêng phần bột báng nên luộc thêm khoảng năm phút để loại bỏ vị chua. Bên cạnh đó, khi chưa dùng đến các loại bột báng và hạt é thì bạn nên dùng màng bọc thực phẩm để bọc kín lại và bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Cách làm trân châu đen, trân châu sợi
Để làm hai loại trân châu này, bạn có thể dùng cùng một loại bột năng. Lầy từ 200 đến 300 gam bột năng sau đó trộn đều với 100ml nước sôi, dùng tay nhồi bột mịn.
Nếu như bạn muốn làm thành phẩm là trân châu sợi, thì có thể đem khối bột cắt thành đoạn ngắn hoặc xe lại thành sợi. Còn với trân châu đen, hãy cắt nhỏ khối bột thành từng phần, tạo hình bằng cách vo tròn.
Đem tất cả đi luộc chín và ướp cùng với nước đường hoặc là mật ong. Bên cạnh đó, bạn có thể tạo màu cho trân châu sợi bằng loại bột củ dền, matcha, bột cacao,…
Các loại hạt trong món chè khoai dẻo
Các loại hạt, đậu trong món chè khoai dẻo thông thường sẽ bao gồm: Đậu xanh, đậu trắng, hạt sen, đậu đỏ,… Bạn rửa sạch và ngâm các loại nguyên liệu, sau đó đem vào nấu với lửa nhỏ, để các loại đậu, hạt chín mềm từ từ, tránh khuấy mạnh tay. Tiếp đến, bạn cho một lượng đường tùy theo khẩu vị của bản thân. Lưu ý, bạn nên cho nước xâm xấp đậu, không nên nấu lỏng như chè.
Cách nấu chè khoai dẻo nước cốt dừa ngậy và béo
Chè khoai dẻo thơm ngon, thanh mát, giải nhiệt mùa hè hiệu quả là một món ăn được nhiều người ưa chuộng. Với những viên khoai màu kết hợp với đủ loại topping, tạo nên một hương vị bùi bùi, dẻo dẻo, ngon khó cưỡng. Sau đây bạn hãy tham khảo những thông tin hữu ích sau đây, để có thể nấu một nồi chè khoai dẻo thơm ngon, chuẩn vị nhất:
Bước 1: Sơ chế khoai, nghiền bột để tạo khối
Đầu tiên, bạn sẽ gọt sạch vỏ và bỏ hai phần đầu của củ khoai rồi rửa sạch với nước. tiếp đến, cắt khoai thành từng khoanh dày khoảng từ ba đến 4cm, sau đó đem đi hấp khoảng 10 đến 12 phút là chín mềm.
Khoai chín cho vào từng tô riêng, dùng nĩa hoặc chày để tán nhuyễn. Lúc khoai còn ấm nóng, bạn chia 180g bột năng và 150g đường thành 3 phần bằng nhau rồi cho vào từng tô khoai. Tiếp đến, trộn đều các hỗn hợp và dùng tay nhồi đến khi thu được khối bột dẻo mịn, không còn dính tay thì dừng lại.
Bước 2: Luộc các viên khoai đã tạo hình
Khi khối bột đã đạt yêu cầu, bạn tiến hành đến bước tạo hình. Lăn khối bột thành những thanh dài, kết hợp với lực tay và kỹ thuật chia thành từng trụ tròn nhỏ đều nhau, có thể tạo hình tròn, hình vuông hay hình chữ nhật để tạo hình khối cho vui mắt.
Hãy kết hợp các loại bột nhiều màu sắc lại với nhau, để tạo thành những viên khoai có hai đến ba màu, nhìn trông rất bắt mắt. Trong lúc nhào nặn, nên áo thêm một lớp bột năng bên ngoài để chống dính, khi luộc nên rây bớt phần bột năng thừa đó đi, làm lần lượt như vậy với từng loại khoai.
Đun sôi một nồi nước đầy sau đó cho các viên khoai đã tạo hình vào luộc chín. Khuấy đều và nhẹ nhàng, để các viên khoai không dính vào dưới đáy nồi, một mẹo cực kỳ hay là bạn nên cho vào một xíu mật ong trong lúc luộc để các viên khoai không bị dính vào nhau.
Khi khoai dẻo đã nổi lên hết bề mặt thì hạ nhỏ lửa, luộc thêm khoảng từ 3 đến 4 phút thì tắt bếp. Sau đó vớt khoai ra thau nước đá lạnh đã chuẩn bị sẵn từ trước, đợi nguội rồi vớt ra tô. Cách này, giúp khoai giữ được độ giòn, dai, dẻo.
Bước 3: Nấu nước đường, nước cốt dừa ngọt béo
Bạn có thể nấu nước đường bằng loại đường thốt nốt hoặc đường nâu, đường phèn với một ít lá dứa và 1 lít nước lọc, tùy vào sở thích ngọt nhiều hay ít mà người nấu điều chỉnh định lượng phù hợp với bản thân. Thêm vào nồi một vài lát gừng để tạo mùi thơm, vị cay cay, khi nước đường sôi bạn tắt bếp và để nguội.
Nước cốt dừa bạn có thể mua sẵn ở các tiệm tạp hóa, chợ, siêu thị… Sau đó, thêm 50g sữa đặc, 6g bột năng và 30ml nước, 150ml kem béo, 2g muối, để tăng thêm hương vị béo ngậy cho chén chè. Cho hỗn hợp vào nồi, khuấy đều và nhẹ, bắc lên bếp đun khoảng 3 phút nhấc ra và để nguội.
Bước 4: Trình bày và thưởng thức món chè khoai dẻo
Thao tác trình bày và thưởng thức là một trong những phân đoạn thường bị nhiều người bỏ qua, bởi vì người ta cho rằng để nấu cho những người thân yêu trong gia đình ăn thì phần thẩm mỹ không cần phải đề cao. Như đây hoàn toàn là một tư tưởng sai lầm.
Bởi vì thức ăn được trình bày một cách kỹ lưỡng và bắt mắt, sẽ thể hiện được cái tâm của người nấu, tình cảm của người đó dành cho người ăn. Khi trình bày đẹp mắt thì thức ăn sẽ trông hấp dẫn hơn, kết hợp cùng với hương vị sẽ làm bùng nổ vị giác và thỏa mãn phần nhìn cho thực khách.
Bí quyết nấu chè khoai dẻo thành công nhanh chóng
Bí quyết nấu chè khoai dẻo luôn ngon là bạn phải đặt hết tâm huyết và niềm yêu thương vào trong nồi chè. Vì khi bạn cố gắng, mọi công sức sẽ được đền đáp. Sau đây hãy tham khảo một vài tips cực hay khi nấu chè khoai dẻo, tất cả được tổng hợp từ những đầu bếp chuyên làm đồ ngọt có tiếng tại Việt Nam.
- Cắt khoai thì nên cắt đều nhau, để canh cùng một thời gian khi hấp.
- Đựng trong tô thủy tinh khi hấp thay vì tô nhựa, để bảo quản độ nóng lâu, nghiền khoai dễ hơn.
- Nấu nước cốt dừa ăn với chè thì nên nấu đặc, không nấu loãng.
Cách bảo quản chè khoai dẻo giữ được độ ngon
Để có thể bảo quản được chè khoai dẻo ăn trong khoảng thời gian lâu nhất có thể, thì người thực hiện cần phải lưu ý một số chú ý sau:
Không nên cho khoai vào trong ngăn đá tủ lạnh, bởi vì nếu như gặp nhiệt độ quá lạnh sẽ làm cho phần bột nhồi bị sượng cứng, khi mang ra rã đông ăn sẽ không còn cảm giác dai mềm đưa miệng nữa.
Nếu như cảm nhận được trong quá trình ăn chè, không thể ăn hết lượng đã nấu, thì không nên cho phần nước cốt dừa vào hòa quyện trong chè. Vì nước cốt dừa không thể bảo quản được lâu, dễ bị chua và oi.
Hơn hết, cần phải đậy kín nắp, bảo quản chè trong không gian đã được bọc lại, không được để tiếp xúc với các loại thức ăn, mùi hương khác. Điều đó, sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng và mùi thơm ngào ngạt của khoai.
Mặc dù, có áp dụng phương pháp bảo quản chè tốt đến đâu đi chăng nữa, thì chè khoai dẻo cũng có thể bảo quản tối đa trong hai ngày. Bởi vì đây là một trong những loại chè được làm từ bột, nên thời gian bảo quản sẽ không được lâu như một số loại đồ ngọt khác.
Kết luận
Thông qua những nội dung về cách làm, miêu tả cụ thể hương vị của món chè khoai dẻo, chắc chắn sẽ có thể thuyết phục được sự tò mò của quý độc giả. Vậy thì còn đợi chờ điều gì mà không bắt tay vào thực hiện ngay để tạo ra một món ăn dân giã chiêu đãi tất cả thành viên trong gia đình.