Nước sâm – thức uống khá phổ biến ở Việt Nam, nhất là khu vực miền Trung và Nam Bộ. Loại nước này làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như râu ngô, bọ mắm, mía lau, mã đề, rễ tranh… Công dụng chính của nước sâm đó là giải nhiệt, giải độc. Để hiểu thêm về công dụng, cách làm thức uống bổ dưỡng này, bạn tham khảo bài chia sẻ sau.
Khái quát công dụng tuyệt vời của nước sâm
Đây là thức uống giúp hạ hỏa, giải nhiệt cho cơ thể trong thời tiết nắng nóng. Người ta thường nấu nước sâm bằng các loại cây cỏ dùng làm vị thuốc, không độc hại. Thức uống này không chỉ mang công dụng giải khát mà còn ẩn chứa thêm những lợi ích sau:
- Lợi tiểu, thải bớt độc tố trong cơ thể ra ngoài.
- Hỗ trợ trị chứng bệnh tiểu đường. Trong nước sâm không chứa chất béo, giúp điều hòa lượng đường trong cơ thể.
- Ngăn ngừa bệnh về tim mạch, vì trong thức uống này có chứa nhiều khoáng chất, vitamin B1, B6, C.
- Thanh lọc, giảm tình trạng nóng trong.
- Tốt cho bà mẹ thiếu sữa, tăng thêm sức khỏe, tăng khả năng bé hấp thu dưỡng chất khi bú mẹ, ngăn các chứng loãng xương.
- Điều trị triệu chứng say nắng: Nhâm nhi ly sâm đá vào mùa hè oi bức sẽ giúp bạn giải nhiệt, giảm say nắng.
- Có công dụng làm đẹp da, giúp da hấp thu khoáng chất, kiềm chế sắc tố melanin phát triển. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng tàn nhang, nám da, cấp ẩm cho da mỗi ngày.
- Nước sâm hỗ trợ giữ dáng đẹp, eo thon, mượt tóc.
Chia sẻ một số công thức nấu nước sâm chuẩn vị
Nước sâm được nấu từ những nguyên liệu tự nhiên, có lợi cho sức khỏe. Hiện nay có nhiều công thức biến tấu khác nhau cho bạn chọn lựa. Sau đây, chúng tôi giới thiệu đến bạn một số cách nấu nước sâm phổ biến, nhiều người yêu thích nhất:
Nước sâm mía lau bổ dưỡng
Sâm mía lau là thức uống lâu đời, được đúc kết từ nhiều nguyên liệu khác nhau với công dụng thanh nhiệt rất hiệu quả. Đối với món đồ uống này, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:
- 30 gam khúc mía lau.
- 50 gam mã đề.
- 50 gam râu ngô (nếp).
- 10 gam rễ tranh.
- 50 gam cây thuốc dòi (cây bọ mắm).
- 1, 5 – 2 lít nước lọc.
- 50 gam đường phèn.
- Một ít muối.
- 2 nhánh lá dứa.
Đầu tiên, bạn rửa sạch các nguyên liệu trên cùng với muối rồi để ráo nước. Lá dứa bạn cắt từng khúc 5cm, mía lau đập dập hoặc chẻ mỏng. Tiếp đó, bạn xếp dưới đáy nồi vài lát mía và cho các nguyên liệu như mã đề, rễ tranh, râu ngô, bọ mắm, lá dứa vào. Cuối cùng, bạn xếp phần mía còn lại lên, đổ 1.5 – 2 lít nước lọc đun sôi.
Khi nước sôi, chú ý vớt bọt và giảm nhỏ lửa, đun trong 15 – 20 phút. Bạn vớt bỏ xác của nguyên liệu, cho thêm đường phèn đun đến khi tan hoàn toàn đường phèn. Nước sâm mía lau sau khi nguội có thể rót ra uống hoặc bảo quản ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Thành phần thu được là món sâm mía lau màu vàng nâu, vị ngọt thanh nhẹ. Nước sâm mía lau giữ được mùi các nguyên liệu tạo thành đặc trưng, nhất là hương lá dứa. Bạn nên uống trong vòng 24 tiếng vì nếu để lâu nước mất chất, không còn bổ dưỡng và ngon miệng.
Nấu nước sâm bí đao
Sâm bí đao có lẽ là thức uống khá thông dụng, dễ nấu. Thức uống này không yêu cầu quá nhiều nguyên vật liệu. Bạn chỉ cần chuẩn bị:
- 1 trái bí đao.
- 100 gram thục địa.
- 60 gram lá dứa.
- Đường phèn.
Bí đao bạn đem rửa sạch rồi cắt thành khoanh tròn. Sau đó, bạn để thục địa và bí đao vào nước nấu, ninh tới khi bí đao mềm nhừ rồi cho thêm đường phèn và lá dứa. Bạn nấu nước nước sâm bí đao trong 15 phút rồi tắt bếp, lấy nước bỏ bã. Vậy là bạn đã hoàn thành món sâm bí đao bổ dưỡng để giải nhiệt rồi.
Nấu nước uống sâm nhãn nhục
Công thức nấu nước sâm nhãn nhục khá cầu kỳ. Tuy hơi mất thời gian nhưng đổi lại bạn có ngay thức uống bổ dưỡng cho gia đình. Nguyên liệu không thể thiếu trong món sâm nhãn nhục đó là:
- 200 gram long nhãn (nhãn nhục).
- 100 gram đường phèn.
- 250 gram bông cúc.
- 1 lít nước.
Bạn ngâm bông cúc và nhãn nhục trong vòng 20 – 30 phút để chúng mềm ra. Tiếp theo, đun nước nóng rồi bỏ bông cúc vào trước. Bạn đun tầm 5 – 10 phút rồi vớt bông cúc ra, cho tiếp nhãn nhục và đường phèn vào. Tùy theo khẩu vị, bạn tăng giảm mức độ đường phèn khác nhau. Khi thưởng thức nước sâm nhãn nhục, bạn có thể cho thêm đá hoặc không.
Nấu nước sâm rong biển
Một số người khi mới nghe qua thức uống này sẽ cảm thấy tanh. Tuy nhiên, khi bạn kết hợp các nguyên liệu sau đây lại sẽ tạo ra món nước sâm rong biển rất bắt vị:
- Rong biển: 90gr.
- La hán quả: 3 quả.
- Gừng: 30gr.
- Cây mã đề: 40gr.
- Lá thuốc dòi: 40gr.
- Bông ngò: 40gr.
- Bông cúc: 10gr.
- Đường phèn: 150gr.
- Râu bắp: 40gr.
Gừng đem thái sợi nhỏ, đập dập tách vỏ la hán quả, những nguyên liệu còn lại bạn rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, bạn đem 100gr rong biển ngâm cùng 30gr củ gừng cắt sợi và 500ml nước lọc khử bớt đi mùi tanh. Bạn ngâm tầm 2 – 3 phút sẽ rửa sạch với nước, để ráo.
Bạn cho quả la hán đã tách vỏ vào túi đựng trà, cột kín lại. Tiếp theo, bạn đun nồi nước khoảng 2.5 lít cho sôi, bỏ thêm la hán quả, rong biển đun lửa nhỏ trong 40 phút. Sau thời gian này, nước sâm rong biển ra hết chất bạn cho những nguyên liệu còn lại vào.
Tùy vào sở thích của mình, bạn có thể tăng giảm lượng đường phèn tùy ý. Bạn đun hỗn hợp trên khoảng 20 phút nữa là tắt bếp được rồi. Như vậy, với những bước cơ bản ở trên, bạn đã hoàn tất thức uống sâm rong biển.
Nấu nước sâm la hán quả cùng hoa cúc
Hoa cúc và la hán quả đều mang công dụng giải nhiệt rất tuyệt vời. Bông cúc mang tính hàn, hỗ trợ giảm stress, giải nhiệt và giúp dễ ngủ rất tốt. Do đó, nước sâm la hán quả cùng hoa cúc vừa giải nhiệt, vừa làm dịu cổ họng, chữa ho, chữa sốt khá hiệu quả. Nguyên liệu trong thức uống này cũng không quá phức tạp. Bạn chuẩn bị:
- 1 trái la hán quả.
- 1 bó lá dứa.
- 20g bông cúc sấy khô.
- 50g đường phèn.
Khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu cần thiết, bạn làm món nước nước sâm la hán quả cùng hoa cúc qua các bước dưới đây:
- Bước 1: Rửa sạch toàn bộ những nguyên liệu đã chuẩn bị để nấu nước. Riêng với bông cúc, bạn cần rửa qua rồi ngâm trong nước tầm 5 phút cho giảm bớt độ hăng.
- Bước 2: Bạn đập la hán quả thành các miếng nhỏ và bỏ vào trong nồi nước 2.5 lít đun lửa nhỏ. Tiếp đó, bạn cho thêm một bó lá dứa rồi đun khoảng 30 phút.
- Bước 3: Để tránh nát hoa cúc, ở bước này bạn mới bỏ hoa vào, thêm đường phèn và nấu tiếp trong 5 phút.
- Bước 4: Bạn có thể giữ nguyên các nguyên liệu này hoặc lọc bỏ chỉ giữ lại phần nước. Sau nấu nước sâm la hán quả cùng hoa cúc xong, bạn để nguội bớt rồi bảo quản trong tủ lạnh ngăn mát dùng dần.
Một số lưu ý khi uống nước sâm
Trong nước sâm đều là những thành phần có lợi với sức khỏe. Tùy vào mỗi khẩu vị, nhu cầu, sở thích của mỗi người để chọn công thức làm phù hợp. Dù tốt cho sức khỏe là vậy, nhưng trong quá trình uống, bạn cũng cần chú ý một số điều dưới đây:
- Không nên lạm dụng thức uống này quá mức. Nhất là đối tượng người già, trẻ nhỏ, người tỳ vị hư yếu dễ bị tiêu chảy hoặc lạnh bụng nếu dùng quá mức cho phép.
- Thành phần cam thảo có vị ngọt, điều hòa vị nước sâm dễ uống hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho vào vài lát để không gây ra tình trạng phản công dụng.
- Không mua các nguyên liệu bị mốc, cũ, để quá lâu. Do các hoạt chất trong những nguyên liệu kém chất lượng dần bị mất đi, không còn công dụng. Thay vào đó, bạn nên mua đồ tươi hoặc đồ phơi sấy khô bảo quản trong điều kiện tốt nhất.
- Nước sâm có công dụng chính là giải độc, lợi tiểu, hạ đường huyết, thanh nhiệt, mát máu, hạ huyết áp. Chính vì vậy, mỗi tuần bạn nên uống khoảng 2 – 3 lần đủ để thanh lọc cơ thể.
- Không uống liên tục ngày qua ngày bởi rất dễ mất cân bằng âm dương trong cơ thể, dẫn tới một vài tác dụng phụ không mong muốn.
- Sau khi ăn thủy hải sản hay thức ăn lạnh, bạn cần hạn chế sử dụng thức uống này. Có như vậy mới giúp hệ tiêu hóa ổn định.
- Không được uống vào buổi tối.
Đối tượng không phù hợp để uống nước sâm
Lợi bất cập hại, không phải làm từ những nguyên liệu tự nhiên mà an toàn tuyệt đối. Vẫn có nhiều đối tượng không phù hợp để thưởng thức loại nước uống này. Để đảm bảo sức khỏe, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau cần cân nhắc khi uống nước sâm:
- Người bị tiêu chảy: Thức uống này có công dụng lợi tiểu, dễ khiến tình trạng mất cân bằng điện giải và mất nước nguy hiểm hơn.
- Người mắc bệnh mãn tính: Do một số thành phần thảo dược trong nước sâm có thể khiến công dụng thuốc trị bệnh suy giảm.
- Phụ nữ có thai: Thức uống được làm từ nhiều loại thảo dược khác nhau. Trong đó có một vài loại không tốt với phụ nữ mang bầu. Ví dụ như cây thuốc dòi, mang công dụng điều kinh. Hoặc rễ tranh có tính hàn mạnh. Khi mang thai tốt nhất bạn nên “say no” với thức uống bổ dưỡng này.
- Người bị bệnh huyết áp thấp: Nước sâm có thể khiến tình trạng hạ huyết áp trở xấu.
- Người bị bệnh thận, tiểu đường, lao phổi nếu muốn uống loại nước này cần sự chỉ định từ bác sĩ.
Kết luận
Như vậy, những thông tin về món nước sâm đã được chúng tôi chia sẻ cụ thể qua bài viết trên. Bạn không cần chờ tới khi nóng trong người mới bắt đầu uống loại nước này. Thay vào đó, bạn nên uống thường xuyên để cơ thể được thanh lọc và giải nhiệt hiệu quả hơn, nâng cao sức khỏe.